Trong quá trình tìm kiếm một chiếc máy lọc không khí, bạn phát hiện ra có hàng tấn máy lọc không khí khác nhau, với hàng trăm loại bộ lọc không khí. Thông tin từ các nhà cung cấp như một ma trận với hàng loạt công nghệ nghe khiến bạn bấn loạn. Nào là HEPA, UPA, ion, carbon, UV, Plasma,… Đừng lo lắng, trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu mọi thứ bạn cần biết về các loại Bộ lọc không khí, ưu nhược điểm của chúng và nên hay không nên sử dụng trong từng trường hợp cụ thể.
Hiện nay trên thị trường chủ yếu có 4 loại công nghệ lọc không khí cơ bản mà các thiết bị lọc không khí thường sử dụng.
4 loại bộ lọc không khí cơ bản
- Bộ lọc không khí HEPA
- Bộ lọc không khí ion
- Bộ lọc than hoạt tính
- Bộ lọc không khí bằng ánh sáng UV
Chúng tôi sẽ giải thích chính xác cấu tạo và cách hoạt động của từng loại.
1, BỘ LỌC KHÔNG KHÍ HEPA
HEPA (High Efficiency Particulate Air filter): Bộ lọc không khí hiệu suất cao, là một tiêu chuẩn về tỷ lệ hiệu quả trong việc lọc khí. Các bộ lọc HEPA lọc được 99,97% các hạt có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,3 micromet (theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ).
Về cơ bản, một bộ lọc HEPA là một chiếc lưới cấu tạo bởi các sợi thuỷ tinh hoặc sợ vải không dệt mật độ cao sắp xếp ngẫu nhiên có đường kính từ 0,5 đến 2 micromet. Bộ lọc này có thể giữ lại các chất gây ô nhiễm độc hại trong không khí như bụi, bào tử nấm mốc, phấn hoa, lông thú và khói, những loại hạt có khả năng gây hen suyễn và dị ứng hô hấp cho con người , nó cũng hữu ích trong việc lọc bụi mịn PM2.5.
Bộ lọc này có thể phân hủy và phải thay thế sau 6 tháng đến 1 năm. Máy lọc không khí cao cấp hầu hết đều có đèn báo thay thế định kỳ này. Một số bộ lọc HEPA có thể vệ sinh được để tái sử dụng nhưng đa phần là phải thay thế để đảm bảo hiệu suất lọc không khí được tốt nhất.
Vì sự nổi tiếng của nó nên có rất nhiều bộ lọc sử dụng từ viết tắt HEPA, điều này sẽ gây nhầm lẫn cho bất kỳ ai lần đầu tiên tìm kiếm “máy lọc không khí”. Nhãn chứng chỉ duy nhất mà bạn nên tin tưởng là bộ lọc “True-HEPA”. Bộ lọc True-HEPA được chứng nhận để loại bỏ 99,97% tất cả các hạt cực nhỏ có kích thước đến 0,3 micron, đây là kích thước hạt nhỏ nhất đi vào phổi của bạn. Để mang nhãn “True HEPA”, một sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt do Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đặt ra. Các bộ lọc khác sử dụng thuật ngữ “HEPA-type” hoặc “HEPA-like” là các sản phẩm kém hiệu quả hơn bộ lọc “True-HEPA”. Các bộ lọc này chỉ có thể bắt được các hạt có kích thước từ 2-5 micron, làm giảm hiệu suất hơn 600%. Bạn có thể nghĩ rằng nó là đủ tốt? Xin hãy suy nghĩ lại vì các hạt bụi mịn có kích thước nhỏ hơn 2 micromet có thể lọt qua những bộ lọc kém chất lượng hơn và đi vào phổi của chúng ta gây nên nhiều bệnh tật liên quan đến hô hấp, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Lời khuyên của chuyên gia: Khi tìm kiếm máy lọc không khí HEPA, bạn luôn phải tìm chứng chỉ Bộ lọc True-HEPA.
Ưu điểm:
- Hiệu quả cao, thu giữ hầu hết các chất gây ô nhiễm độc hại
- Các hạt bị mắc kẹt sẽ ở trong bộ lọc không khí
- Bộ lọc không khí vật lý sẽ không phát ra ôzôn gây ra bệnh hen suyễn và các vấn đề về hô hấp khác
Nhược điểm:
- Cần phải thay bộ lọc định kỳ để duy trì hiệu quả, tốn kém chi phí
- Không khử được mùi hôi
- Không khử được nhiều loại vi trùng, virus kích thước siêu nhỏ.
2, BỘ LỌC KHÔNG KHÍ IONIC
Bộ lọc không khí Ionic (còn được gọi là máy lọc ionic) là một công nghệ làm sạch không khí hoạt động với các bề mặt điện tích hoặc kim loại. Nó sẽ phát ra một đám mây ion tích điện âm vào không khí. Các chất bẩn (là các ion mang điện tích dương) sẽ bị hút tĩnh điện vào một tấm thu tích điện. Đối với các sản phẩm kém chất lượng, các tạp chất này chỉ bị rơi xuống sàn và các bề mặt lân cận. Quá trình này giúp loại bỏ các hạt siêu mịn có kích thước nhỏ đến 0,1 micron. Bộ lọc không khí Ionic này cũng có thể phát sinh ra một lượng nhỏ ôzôn, thường là với lượng ôzôn dưới 0,05 ppm tuân theo tiêu chuẩn an toàn công nghiệp Mỹ. Nếu lượng ozone tạo ra lớn hơn thì có thể gây tổn thương các tế bào biểu mô lót của đường hô hấp, gây viêm, dẫn đến ho, ngứa họng, làm giảm chức năng phổi. Từ đó làm cho bệnh hen suyễn, khí phế thũng, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… nặng lên, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Chính vì vậy, đối với các gia đình có trẻ sơ sinh thì không nên dùng máy lọc không khí ion để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ.
Ưu điểm:
- Không cần thay thế bộ lọc, tiết kiệm chi phí bảo trì.
- Thậm chí có thể loại bỏ một số vi khuẩn và vi rút
Nhược điểm:
- Một lượng nhỏ ozone như một sản phẩm phụ có thể gây kích ứng hen suyễn và các vấn đề hô hấp
- Không khử được mùi hôi
- Tiêu thụ điện năng cao hơn
3, BỘ LỌC THAN HOẠT TÍNH (CARBON)
Bộ lọc Than hoạt tính sử dụng một dạng than hoạt tính đặc biệt bao gồm hàng triệu lỗ nhỏ hấp phụ. Bộ lọc Than hoạt tính này có thể hấp thụ và trung hòa các hóa chất dễ bay hơi trên cơ sở phân tử (ví dụ như khí độc hại, mùi, VOC và một số hóa chất). Quá trình lọc này sẽ không loại bỏ các chất gây ô nhiễm, thay vào đó chuyển chúng từ thể khí sang thể rắn. Đó là lý do tại sao loại bộ lọc không khí này hiếm khi đứng riêng lẻ mà hoạt động cùng với các loại bộ lọc không khí khác, chủ yếu là Bộ lọc HEPA.
Bộ lọc carbon không được sử dụng để loại bỏ các hạt gây ra các vấn đề sức khỏe, mà là loại bỏ các hạt gây mùi. Những bộ lọc này làm cho ngôi nhà của chúng ta hết mùi hôi và trong lành hơn.
Ưu điểm:
- Có thể tái sử dụng
- Loại bỏ hóa chất, khí, mùi hôi và mùi từ vật nuôi, nấu nướng, khói, sơn,…
Nhược điểm:
- Cần các bộ lọc không khí khác hỗ trợ lọc bụi
- Cần được thay thế định kỳ
4, BỘ LỌC ÁNH SÁNG UV
Bộ lọc không khí bằng tia UV (UV là viết tắt của Ultra Violet) là loại bộ lọc không khí khác biệt nhất so với 3 loại bộ lọc không khí nêu trên. Bạn sẽ dễ dàng hiểu được bộ lọc không khí này nếu chúng tôi cung cấp cho bạn định nghĩa về Tia UV.
Tia UV là một phần của quang phổ điện từ. Nó tạo nên tất cả các bước sóng của bức xạ điện từ, bao gồm ánh sáng, sóng vô tuyến và tia X được sắp xếp theo tần số và bước sóng. Tia UV là một loại bức xạ đặc biệt không thể nhìn thấy bằng mắt thường vì nó là một phần của phần không nhìn thấy tạo nên quang phổ điện từ. Nói chính xác, bước sóng của nó là từ 400 nm (750 THz) đến 10 nm (30 PHz), ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.
Tia UV-C trong máy lọc không khí, là một dạng bức xạ mạnh không gây hại cho con người. Tuy nhiên, nó rất tốt trong việc tiêu diệt vi sinh vật, chẳng hạn như vi trùng và vi rút.
Tóm tắt: Công nghệ Lọc không khí bằng Ánh sáng UV phát ra ánh sáng vô hình (gọi là Ánh sáng cực tím) tấn công các chất ô nhiễm (chủ yếu là vi trùng và vi rút). Tia UV được chứa bên trong máy lọc không khí và không được chiếu ra ngoài. Ngoài ra, loại tia cực tím (UV-C light) vô hại đối với con người.
Khi không khí đi qua các bộ lọc không khí khác, cuối cùng nó sẽ đi qua một nơi nhỏ bên trong để các hạt tiếp xúc với tia UV. Máy lọc không khí bằng tia UV hoạt động bằng cách phá vỡ DNA lõi của những vi trùng và vi rút này. Quá trình này khử trùng chúng và ngăn chúng sinh sôi để gây bệnh cho bạn.
Tuy nhiên, để chống lại các chất gây ô nhiễm khác như bụi, nấm mốc, lông động vật…, Bộ lọc không khí bằng tia UV không thể đứng một mình mà phải kết hợp với các loại khác.
Lời khuyên của chuyên gia: Luôn kiểm tra máy lọc không khí sử dụng công nghệ ánh sáng UV-C. Loại này hoàn toàn an toàn cho con người và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào.
Ưu điểm
- Có thể tiêu diệt các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn và vi rút
- Ánh sáng UV-C không gây hại cho con người
Nhượ điểm:
- Vẫn tạo ra ozone
- Cần được thay thế thường xuyên
- Tiêu thụ điện năng cao
- Không thể loại bỏ các hạt thực tế khỏi không khí
LEVIGROUP
LEVIGROUP – Phân phối các sản phẩm máy lọc không khí chính hãng.
CT3A, Phố Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Phone: 0855 985 988